Bảo hiểm xe máy giá rẻ tràn lan: thực trạng và nguy cơ (P.1)

Hiện nay có khá nhiều mẫu quảng cáo bán bảo hiểm xe máy giá rẻ. Thực tế này không chỉ cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, mà còn phản ánh những vấn đề nội tại ở các doanh nghiệp bảo hiểm.
ảnh 2
Nghệ thuật dẫn dắt
Không khó để bắt gặp những biển quảng cáo, những điểm bán bảo hiểm với lời chào mời hấp dẫn: “Bảo hiểm xe máy, chỉ 20.000 đồng/năm” trên nhiều tuyến quốc lộ. Ở chân cầu Thăng Long, khu vực gần Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội được coi là thiên đường của bảo hiểm giá rẻ. Ở đây có thể đếm được khoảng trên 20 điểm bán bảo hiểm xe máy, mức giá từ 20.000 - 50.000 đồng/xe/năm.
Không chỉ bán ở vỉa hè, mà những hộ kinh doanh nhỏ lẻ đều có bán loại hình bảo hiểm như thế này. Chủ một quán nước cho hay :“Đây đều là bảo hiểm của công ty có tên tuổi. Bảo hiểm 20.000 đồng cũng có, nhưng chủ yếu tôi bán loại 50.000 đồng/năm. Ở đây bán cho công nhân khu công nghiệp là chính. Chủ yếu mọi người mua để đối phó với công an khi về quê, nên bán tốt nhất vào dịp cuối năm, đầu năm” Hầu hết, khách hàng sau khi dừng chân đều được tư vấn mua cả bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (bảo hiểm bắt buộc) và bảo hiểm tự nguyện với tổng chi phí là 50.000 đồng/năm. Dù mức giá bán ra là 50.000 đồng, nhưng trên giấy chứng nhận vẫn ghi chính xác mức giá 86.000 đồng -đã có VAT (bảo hiểm tự nguyện: 20.000 đồng/năm, bảo hiểm bắt buộc: 66.000 đồng/năm).
Theo lời rỉ tai của một đại lý bán bảo hiểm, với mức giá nói trên, đại lý và công ty bảo hiểm "cưa đôi" doanh thu, mỗi bên hưởng 25.000 đồng. Như vậy, với việc giảm giá bán để cạnh tranh, chỉ thu vỏn vẹn 25.000 đồng cho cả hai loại bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc, rõ ràng, các doanh nghiệp bảo hiểm đang phải gánh lỗ để lấy doanh thu nghiệp vụ.
Lý giải về việc này, một cán bộ nghiệp vụ bảo hiểm cho biết, trong trường hợp công ty bảo hiểm chỉ thu về 25.000 đồng cho hai loại bảo hiểm. Sau khi trừ thuế VAT (6.000 đồng) còn 19.000 đồng, tương đương 23,75% phí thuần 80.000 đồng, trong khi doanh nghiệp phải chi nhiều khoản phí.
Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp (tùy quy mô từng doanh nghiệp bảo hiểm, dao động <10%), dự phòng phí chưa được hưởng (giả thiết theo phương pháp 50% tổng phí giữ lại của năm tài chính), dự phòng bồi thường cho các yêu cầu bồi thường chưa được giải quyết, dự phòng bồi thường cho các tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm nhưng chưa thông báo dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất (1-3% phí giữ lại).
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm đã bị lỗ kỹ thuật, hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, các khoản dự phòng nằm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bảo hiểm, nên không quá khó hiểu khi các doanh nghiệp bảo hiểm đều chấp nhận lỗ kỹ thuật để gia tăng trích lập dự phòng thông qua các sản phẩm bán lẻ nói chung và có phương án giữ lại toàn bộ phí bảo hiểm và mức trách nhiệm.
Những hệ lụy đằng sau
Theo quy định của Bộ Tài chính, các đại lý bán bảo hiểm đều phải có chứng chỉ đào tạo. Tuy nhiên, nhiều đại lý bán bảo hiểm hiện nay không hề có chứng chỉ nghề này.

Đại diện một công ty bảo hiểm cho biết: “Quy định là vậy, nhưng vận động đại lý đi học không dễ, vì nhiều đại lý bán bảo hiểm chỉ là sản phẩm bán kèm cùng mặt hàng khác để tận dụng mặt bằng, thời gian. Hơn nữa, các đơn vị kinh doanh bảo hiểm đều có sức ép lớn về mặt doanh thu, nên việc cho các đại lý không muốn chi tiền ra để học là điều dễ hiểu”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những pha xử lý nhanh gọn khi xe ô tô bị hỏng dọc đường ( P2 )