NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI KÍ HỢP ĐỒNG MUA BẢO HIỂM Ô TÔ
Bên cạnh bảo hiểm ô tô bắt buộc, chủ xe còn có thể mua các dịch vụ bảo hiểm tự nguyện khác để góp phần giảm tác hại trong những trường hợp tai nạn, bị trộm cắp…Tuy nhiên việc chọn gói bảo hiểm nào, công ty bảo hiểm nào uy tín và phù hợp với điều kiện sử dụng xe của mình thì không phải chủ xe nào cũng biết.
click for more http://insurancecpn.blogspot.com/2017/05/bao-hiem-o-to-hang-nao-la-tot-nhat.html
Trên thị trường bảo hiểm ô tô hiện nay có 4 hình thức bảo hiểm mà khách hàng khi mua xe có thể tham gia tại hầu hết các công ty bảo hiểm gồm:
- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ( Bắt buộc)
Ba loại bảo hiểm tự nguyện còn lại :
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
- Bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe
Trong số này, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình mà tất cả các cá nhân tổ chức (gồm cả cá nhân người nước ngoài) sở hữu xe hơi tại Việt Nam buộc phải tham gia theo quy định của nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ. Loại hình này không chỉ áp dụng với ô tô mà còn được áp dụng ngay cả với xe máy – những phương tiện tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn (mối nguy hiểm cao độ theo đánh giá của cơ quan chức năng).
3 loại hình bảo hiểm còn lại hoàn toàn do khách hàng tự nguyện theo nội dung thỏa thuận với các công ty bảo hiểm.
- Loại hình bảo hiểm vật chất (thân vỏ) xe được chủ xe sử dụng khá phổ biến, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại vật chất xe gây ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong các trường hợp đâm va, lật đổ, hỏa hoạn, cháy nổ, những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên (bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, mất toàn bộ xe).
Theo Quyết định số 23/2007/QĐ – TC do Bộ Tài chính ban hành, về cơ bản, bảo hiểm ô tô của các hãng bảo hiểm có hình thức và điều khoản tương đối giống nhau.Theo thống kê của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam, có đến 70% khách hàng sử dụng ôtô chỉ chọn mua bảo hiểm thân vỏ cho xe.
Tuy nhiên, điều khoản hợp đồng giữa chủ xe và công ty bảo hiểm thường hay bị khách hàng “bỏ quên”. Một trong những lý do gây nên những tranh cãi và kiện tụng giữa người mua bảo hiểm và công ty đó là do người ký hợp đồng bảo hiểm không nắm rõ quy định, quy trình bảo hiểm. Anh Nguyễn Thưởng, phụ trách kinh doanh Bảo hiểm Bưu điện cho biết, đa số khách hàng thường không hay quan tâm đến các điều kiện trong điều khoản hợp đồng: như quá hạn đăng kiểm, xe sử dụng không đúng mục đích đăng ký, lái xe khi gây tai nạn không có bằng B2 hay mua bảo hiểm thiếu phần cần bảo hiểm…
Do đó, để tránh những sơ xuất có thể gây thiệt thòi cho bạn nếu như có xảy ra sự cố, trước khi mua bảo hiểm, bạn cần nghiên cứu kỹ các hạng mục trong hợp đồng và cân nhắc các điều khoản bảo hiểm mở rộng. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc những tiêu chí sau:
Thứ nhất, về chi phí- giá cả. Hiện tại các công ty bảo hiểm đang cạnh tranh nhau cả về giá cả và chất lượng. Hãy xem xét giá cả mức bảo hiểm nào phù hợp với túi tiền của bạn nhất. Đọc kỹ các điều khoản hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra sự cố, giữ nguyên hiện trường và liên lạc ngay lập tức với công ty bảo hiểm để giải quyết.
Thứ hai, về mức độ bồi thường. Bạn hãy tìm hiểu qua những người có kinh nghiệm hay các diễn đàn về xe để biết được dịch vụ bồi thường của công ty bạn quan tâm có nhanh chóng, thuận tiện, chính xác hay không.
Thứ ba, về chất lượng dịch vụ. Bạn nên chọn những công ty bảo hiểm có garage uy tín và thuận tiện cho việc đi lại, sửa chữa xe cũng như tìm hiểu mức độ hợp tác của công ty bảo hiểm với garage đó , tránh chọn những công ty có nhiều thủ tục rườm rà.
Các trường hợp khách quan khác thường bị loại trừ bảo hiểm:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
- Lái xe gây tai nạn, cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm…
Nhận xét
Đăng nhận xét